Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Cảnh báo lừa đảo khi tham gia học lái xe

Nhận Diện Chiêu Thức Lừa Đảo Học Viên Học Lái Xe  


Nhận diện chiêu thức của các cơ sở MA môi giới lừa đảo học viên học lái xe ô tô.
Trong thời buổi loạn lạc, thật giả lẫn lộn như này, việc tìm một cơ sở đào tạo lái xe để tham gia khoá học lái xe ô tô cho đoàng hoàng quả là điều khó khăn, tình trạng tiền mất tật mang đã xảy ra, vậy làm cách nào nhận diện ngay các cơ sở môi giới lừa đảo – các con ma nhà họ Hứa. 

1. Bao đậu 100% -  Tỷ lệ đậu 99%:
 Rõ ràng bản thân con số trên đã cho thấy sự “ảo tung chảo”, cách quảng cáo gây sốc. Các cơ sở đào tạo lái xe tốt nhất của Tp.HCM như Hoàng Gia, Trường An cũng chỉ dám dừng ở con số 85% là tuyệt vời lắm rồi. Học tài – thi phận, điều này cũng ứng với cả khoá học lái xe.
Chưa kể việc “bao đậu” là trái luật, thì bản chất của quá trình thi diễn ra do máy chấm, từ lý thuyết cho tới thực hành, làm sao tác động vào để có thể “ đậu 100%” được chứ.
Mà bản thân anh chị học viên đi học kể cũng lạ, có một bộ phận chỉ cần lấy được cái bằng và cất bóp thôi chứ không lái, chẳng phải không muốn, không có nhu cầu mà thực sự là không dám lái.
 “Nắng mưa là chuyện của trời – thi đi thi lại là đời học viên (học lái xe ô tô!)”.
Anh chị phải vui lên chứ - nếu đậu phải vui 1 vì mình có khả năng + chút may mắn.
Nhưng nếu có rớt thì anh chị phải vui 10- vui 100 vì rõ ràng đây là một may mắn rất lớn cho anh chị  - rớt = điều bình thường, đây là một cảnh báo rằng anh chị chưa đủ kĩ năng, vậy mình học lại cho kĩ, mình ôn tập cho nhuần nhuyễn có gì là lãng phí, có gì phải buồn.
Sẽ ra sao nếu bản thân anh chị yếu kĩ năng nhưng do quá may mắn nên thi… đậu – có bằng, và rồi anh chị mang cái kĩ năng yếu ớt đó, đánh cược với an toàn của bản thân, của gia đình mà chạy xe….


 2. “Đưa đón khắp thành phố.”
Nhu cầu được đưa đón và học lái xe ô tô gần nhà là một yêu cầu chính đáng của học viên, tuy nhiên nhiều cơ sở MA lợi dụng điều này biến thành chiêu bài dụ dỗ với mỹ từ trên. Và một danh sách các điểm đưa đón được liệt kê từ quận 1 cho tới quận 12, từ Nhà Bè tiến về Gò Vấp, từ Bình Chánh bắc sang Bình Tân, còn ân cần đưa đón luôn ở… Cầu Dừa ( đây là sân tập lái của Trường An)
Việc thiết lập các điểm đưa đón là cực kỳ phức tạp, từ Luật GTĐB quy định tuyến đường hạn chế của xe tập lái cho tới sự cân đối về mặt kinh tế.
Có phải là chém gió hay không khi liệt kê “ Ngã 4 Bảy Hiền” là một điểm đưa đón đi học – khi mà ở đây không có bất kì chỗ nào có thể cho học viên gửi xe, chẳng lẽ đi bộ tới đó. Có chém bão không khi mà liệt kê “ Cầu Dừa – Q12” là một điểm đưa đón, đây là sân tập thực hành của Trường An mà còn đưa đón gì nữa, chẳng lẽ học viên tới cổng rồi được đón vô hay sao.
Về mặt kinh tế - tính theo giá taxi thôi – 10.000/km, nếu chặng đường đưa đón chỉ cần 15km thì đã mất tới 600.000VNĐ rồi (1 lượt chạy xuống đón – 1 lượt về sân- 1 lượt trả về - 1 lượt quay lại sân; cho dù giáo viên có nhà ở trong nội thành thì cũng chẳng ai lấy xe đi làm - kết hợp đón – đi làm về - kết hợp trả học viên - mà nghề này có giàu tới mức dám đánh xe 4 bánh đi làm đâu – chúng tôi chạy xe 2 bánh đi làm cắm đầu ấy chứ - chỉ dám để xe cho sạch sẽ, đẹp đẽ cho quý anh chị học thôi) rồi ai sẽ bỏ chi phí này - hiển nhiên mấy ông Ma họ Hứa không bỏ  - chỉ có cắt giờ, lấy chi phí của học viên.

 3.  Học thực hành gần nhà:
Xin thưa là chém tới mức bão luôn rồi:
Học lái xe phải học trong sân tập chuẩn, mà sân tập cần diện tích rộng mới đủ 10 bài sa hình, có ai đổ cả đống tiền xây một cái sân tập trong khu vực nội thành – khi mà tấc đất mắc hơn tấc vàng.  Mọi sân tập đạt chuẩn đều xây dựng ở ngoại thành như sân của trường Tiến Bộ ở Củ Chi – cách Sài Gòn 45km, sân của trường Hoàng Gia ở Bình Chánh – cách Sài Gòn 35km, sân của Trường An ở Cầu Dừa, Q12 – cách 13km.
Còn các sân như của trường dạy nghề Số 7 ở Q.10, sân của trường Saigonbus ở Phổ Quang, sân của Vinhempich ở Gò Vấp - đều đã không còn chức năng đào tạo lái xe mà chuyển thành bãi đậu xe bus, bãi thi xe máy rồi.
Bạn có muốn được “học gần nhà = giáo viên thực hành lủi vào bãi đất trống và cho bạn chạy tới chạy lui, và thầy trò núp như cun cút khi thoáng thấy thanh tra giao thông?”
Việc chấp nhận đi học chui như thế này chính bạn cũng sẽ thiệt thòi, xe chui ( đố xe nào tập chui dám dán lô gô của trường lên), giáo viên chui, không bảo hiểm, không bảo vệ, không bài bản thứ tự kĩ năng…
4: “ Học ở đâu – thi ở đó”:
Đã đạt tới cảnh giới cao nhất của “trảm phong đại pháp” – lúc này gió giật qua cấp 17, trở thành cuồng phong mất rồi.
Trong Luật GTĐB quy định - việc sát hạch phải thực hiện tại sân sát hạch của Sở GTVT, phải có đẩy đủ phương tiện, xe cảm ứng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như nhân lực để quản lý.
Tại Tp.HCM chỉ có 5 sân sát hạch mà thôi, gồm các sân tại Củ Chi, Bình Chánh, Q12, huyện Nhà Bè, Thủ Đức. Lấy đâu ra mà lắm sân tới mức muốn thi ở đâu thì thi, mà “học ở đâu - thi ở đó”.

 5: “Chen khoá thi – thi sớm - bị dời khoá thi”
Nói bừa – chém gió xằng bậy.
Quy định của Luật dạy nghề nêu rõ - thời gian đào tạo sơ cấp nghề với khoá học lái xe ô tô hạng B2 là 93 ngày, hạng C là 135 ngày, không thể sớm hơn cũng chẳng muộn hơn. Cả một hệ thống từ trên xuống dưới, cứ đều đặn, nhịp nhàng như thế mà làm.
Đôi khi quý học viên có nhu cầu lấy bằng sớm – hoàn toàn hợp lý – vì công việc cá nhân của anh chị - nên anh chị tìm hiểu, hỏi han. Xui xui gặp ngay a họ Hứa nào – “anh chị cứ qua nộp hồ sơ, em còn suất thi tháng 8 …blabla”, trong khi hiện tại đang là tháng …6.
Chẳng lẽ 1 cá nhân có thể thay đổi được cả một bộ luật vốn đang rất hợp lý (khi quy định khoá học kéo dài 93 ngày). Một cá nhân có thế lực thay đổi cả một khoá thi, cả một khoá đào tạo của một trường hay sao. Lúc này còn cam kết bằng “hợp đồng pháp nhân” nữa mới ảo chứ.

Các chú họ Hứa dùng sự đã rồi để đưa học viên vào tròng, lúc này anh chị học viên đã đóng tiền xong xuôi hết rồi, đâu có bỏ đi được, đành phải “đợi chờ là hạnh phúc”, nếu anh nào “bức nút” thì cùng lắm họ sẽ trả lại 1 phần phí và huề cả làng, trong khi anh chị mất tiền, mất thời gian, vỡ kế hoạch.
Còn cái trò gửi thư xin lỗi - đỉnh cao của nghệ thuật xoa dịu với nội dung tóm tắt “ kính thưa, kính gửi, kính chào…nhà trường bị thanh tra đột xuất...nên khoá thi của anh chị học viên bị dời qua ngày đợi, tháng ngóng, năm trông” các tin nhắn xin lỗi được lưu lại và tiếp tục gửi nội dung tương tự về việc dời khoá thi lần 2, lần 3, lần n…
Lấy đâu ra mà lắm thanh tra thế mà về thanh tra hoài, nếu là cơ sở đào tạo thực sự - bị thanh tra tới lần thứ 2 đã bị hạ biển rồi chứ đâu tới lần 3-lần n nữa mà xin với chả lỗi.
Bản chất của vấn đề này là các chú họ Hứa - vốn dĩ không có chức năng đào tạo + tổ chức thi - bằng biệt tài “hứa” tuyển sinh được kha khá hồ sơ, nhưng do hứa quá, hứa thành bệnh, hứa trên trời dưới đất mà các trung tâm đào tạo THẬT  - được phép tổ chức khoá thi không dám nhận lượng học viên này, kết quả là bị ứ đọng hồ sơ, không thể chuyển đi báo cáo khoá thi được.

Xem Cách làm việc "treo đầu dê bán thịt chó" của cơ sở môi giới

 6. Học phí cực thấp.
Bạn tìm kiếm thông tin và nhận được vô số lời mời chào quảng cáo – “học lái xe ô tô chỉ 3,5tr”, “ học lái xe ô tô bao đậu chỉ với 4,5tr”, “ học lái xe ô tô giá rẻ chỉ …2tr”…


Ôi thần linh ơi.
Trước khi tham gia khoá học lái xe ô tô, bạn nên hỏi bạn bè, người quen đã học trước đây để biết tổng thiệt hại khoảng bao nhêu - chắc chắn nằm trong khoảng 7tr trở lên đối với hạng B2 và 9tr trở lên đối với hạng C.
Tham khảo các trung tâm uy tín, lâu đời như trường dạy lái xe Hoàng Gia, Trường An - đều có mức học phí học lái xe trọn gói trên 7tr đối với khoá học lái xe ô tô B2.
Đặt ngược lại câu hỏi -  tại sao lại có sự chênh lệch về mức học phí tới 200% như vậy trong cùng nội bộ ngành đào tạo lái xe? Phải chăng mấy ông Hoàng Gia, Trường An ăn dầy lắm, một hồ sơ đào tạo kiếm được nhiều tiền lắm nên giá đào tạo cao thế?
Xin thưa – toàn bộ khoá học đào tạo 3 tháng - mỗi hồ sơ chúng tôi lời chưa tới 500.000 VNĐ.
“ Tiền nào của đó” – đúng với trường hợp này.
Với 3,5tr còn chưa đủ phí chuyển hồ sơ lên Sở GTVT để nhận khoá thi, nói chi tới chuyện đào tạo.
Sau đó là cắt giờ thực hành, là phụ thu nhiên liệu, là đóng phí thi, là tiền phát sinh…
Chiêu trò báo học phí học lái xe thật thấp để câu khách, khi học viên đi học bắt đóng thêm đủ thứ là một mánh quá cũ nhưng vẫn còn hiệu quả.
*Trên đây là 6 yếu tố nhận diện cơ sở MA -  các cơ sở môi giới vô trách nhiệm, làm ăn chụp giật. Mong muốn đóng góp 1 chút ý kiến nhằm tạo ra một môi trường đào tạo lái xe trong sạch, chất lượng.

Chúc các bạn tìm được khoá học như ý và luôn lái xe an toàn.

ĐÂY LÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC HỌC LÁI XE KHÔNG ĐẾN NƠI ĐẾN CHỐN.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét